Archive for tài nguyên môi trường thiên tai

Câu 23: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và đa dạng sinh học

v  Tình trạng

  • o Rừng

– Rừng của nước ta đang được phục hồi.

+ Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)

+ Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.

+ Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%)àhiện nay có xu hướng tăng trở lại.

– Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).

– Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

  • o Suy giảm đa dạng sinh học

– Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao.

– Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.

+Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 14.500 loài đã biết, trong đó có 100 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó có 29 loài có nguy cơ tuyệt chủng.

v  Biện pháp

+ Đối với rừng:

–          Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có và trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

–          Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

–          Đối với rừng sản xuất: đảm bảo, duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

+ Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

–          Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

–          Ban  hành sách đỏ ViệtNam.

–          Quy định khai tác gổ, động vật, thủy sản.

 

Câu 24: Hãy nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng

+ Suy thoái tài nguyên đất:

–          Năm 1943 diện tích hoang đồi trọc mới 2 triệu ha, năm 1993 tăng lên 13,8 triệu ha. Năm 2006 diện tích đất hoang đồi trọc giảm mạnh nhưng diện tích đất bị suy thoái còn rất cao 5,35 triệu ha.

–          Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa.

+ Biện pháp:

–          Đối với đất vùng đồi núi: áp dụng các biện pháp thủy lợi, canh tác nông lâm ngư như làm ruộng bậc thang, đào hố vảy cá, trồng cây theo băng, cải tạo đất hoang đồi trọc, bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn du canh du cư.

–          Đối với đất nông nghiệp: có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích; thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí; bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiểm làm thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu và nước thải công nghiệp.

 

Câu 25: Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

v  Vấn đề

–          Tình trang mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi bất thường của thời tiết.

–          Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất.

v  Nguyên nhân

–          Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

–          Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân ViệtNamvà của cả nhận loại.

–          Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể  phục hồi được.

–          Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.

–          Phấn đấu đạt tới trang thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.

–          Ngăn ngừa ô nhiểm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

 

Câu 26: Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bảo ở ViệtNam cùng biện pháp phòng chống

v  Hoạt động

–          Mùa bão bát đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu

–          Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở ViệtNamchậm dần từ Bắc vàoNam

–          Trung bình mỗi năm có từ 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8-10 cơn, năm ít có 1-2 cơn

v  Hậu quả

–          Bão có gió mạnh kèm theo mưa lớn làm ngập lụt trên diện rộng

–          Bão lớn, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế

–          Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9-10m. có thể lật úp tàu thuyền. Gíobão làm mực nước bển dâng cao thường tới 1,5-2m, gây ngập mặn vùng ven biển. Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân ta, nhất là vùng ven biển

v  Biện pháp

–          Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão để phòng chống có hiểu quả

–          Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp ruý, tránh xa vubgf trung tâm tâm bão, trở về đất liền

–          Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cân fkhâne trương sơ tabs dân

–          Chống bão phải luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi

Gửi bình luận