Tác giả

_Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, người Hà Nội, sinh năm 1920.

_nhà văn lớn, sáng tác với nhiều thể loại. về miền núi rất thành công.

Có trên 100 tác phẩm. đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại

_Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục,

lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động.

_tác phẩm tiêu biểu của ông: Dế Mèn phiêu lưu kí, O chuột, Nhà nghèo, Truyện Tây Bắc, …

_giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

 

Xuất xứ

Tập “Truyện Tây Bắc” được Tô Hoài viết năm 1952.

Gồm có 3 truyện: “Vợ chồng A Phủ”, “Chuyện Mường Giơn”, “Cứu đất cứu Mường”,

Năm 1952 , theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài 8 tháng, Tô Hoài đã mang về xuôi bao kỷ niệm sâu sắc về người và cảnh Tây Bắc.

“Truyện Tây Bắc” đã được tặng giải Nhất, Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945-1955. Truyện “Vợ chồng A Phủ” là truyện hay nhất trong tập truyện này.

 

Chủ đề
Đặt ra vấn đề số phận con người
_Sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và lũ Tây đồn. _Sự vùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến, giải phóng quê hương.

 

Tóm tắt
_Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
_Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
_Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
_A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
_Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
_Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
_Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành thanh niên du kích.

Nội dung

Giá trị hiện thực
– Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc

một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi.
– Phơi bày bộ mặt khắc nghiệt, tàn ác của chế độ phong kiến miền núi, tội ác của bọn thực dân Pháp.
– Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi.

GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO

_ Cảm thong sâu sắc đối với số phận bất hạnh của con người

_Trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng chính đáng của con người.

_Sự phê phán quyết liệt những thế lự chà đạp con người

_giải phóng con người khỏi sự chà đạp,mở ra cho họ một cuộc sống mới tốt đẹp hơn

Nghệ thật

a.Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm, lí: Nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét . Với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ Ý một số nét chân dung gây ấn tượng sâu đậm, đặc biệt tác giả miêu tả dòng Ý nghĩ, tâm tư, nhiều khi là tiềm thức chập chờn…Với A Phủ, tác giả chủ yếu khắc họa qua hành động, công việc, những đối thoại giản đơn.
b.Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng: cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề…
c. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ.
d.Nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên, hấp dẫn.

Bình luận về bài viết này